Ý kiến thăm dò

Tình hình kinh tế - xã hội

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
81944

Bài tuyên truyền: Những nội dung cơ bản của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Ngày 27/03/2024 14:19:39

 Những nội dung cơ bản của Luật xử lý vi phạm hành chính
năm 2012

 

Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 13/2012/L-CTN ngày 02 tháng 7 năm 2012. Luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm có 06 Phần, 12 Chương, 142 Điều.

Xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính nói riêng là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước. Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm.

Được ban hành đầu tiên vào năm 1989, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã từng bước được hoàn thiện góp phần quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các vi phạm hành chính ở nước ta, bảo đảm trật tự quản lý nhà nước, an toàn xã hội để phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thực hiện, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nên sự ra đời của Luật Xử lý vi phạm hành chính là cần thiết.

Do đó tại kỳ họp thứ 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 13/2012/L-CTN ngày 02 tháng 7 năm 2012. Luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Luật Xử lý vi phạm hành chính được ban hành với mục tiêu nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ; góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương quản lý hành chính, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với vi phạm hành chính, tội phạm trong thời kỳ mới; khắc phục tối đa tình trạng thiếu thống nhất và chồng chéo trong hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong các điều ước quốc tế; đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn phát triển mới.

Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm có 06 Phần, 12 Chương, 142 Điều với bố cục:

Phần thứ nhất: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 20);

Phần thứ hai: Xử phạt vi phạm hành chính (gồm 03 chương, 68 điều, từ Điều 21 đến Điều 88);

Phần thứ ba: Các biện pháp xử lý hành chính (gồm 05 chương, 30 điều từ Điều 89 đến Điều 118);

Phần thứ tư: Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính (gồm 2 chương, 14 điều từ Điều 119 đến Điều 132);

Phần thứ năm: Những quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính (gồm 2 chương, 8 điều từ Điều 133 đến Điều 140)

Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành (gồm 2 điều Điều 141 và Điều 142)

Luật Xử lý vi phạm hành chính có những nội dung cơ bản cần lưu ý như sau:

 Về một số nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính : Qua thực tế thi hành pháp luật về Xử lý vi phạm hành chính , các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được khẳng định là cần thiết và đúng đắn, do đó được tiếp tục quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính . Bên cạnh đó, một số nguyên tắc mới được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính  như: nguyên tắc bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, tôn trọng quyền giải trình của cá nhân, tổ chức; nguyên tắc người có thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm bằng việc áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ việc một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính…..Để phân định mức phạt tiền giữa cá nhân và tổ chức vi phạm, phù hợp với tính chất vi phạm, một trong những nguyên tắc mới được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính   là "đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân". 

Việc bổ sung những nguyên tắc này là rất cần thiết để khắc phục thực trạng cơ quan hành chính ban hành quyết định xử phạt mang tính đơn phương, áp đặt ý chí chủ quan của người có thẩm quyền xử phạt.

Về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính: Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính  năm

2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) cũng như Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính được thực hiện do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra. Người chưa đủ 14 tuổi vi phạm hành chính sẽ được nhắc nhở, giáo dục tại gia đình, có nghĩa là họ không bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Đối với các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, Luật Xử lý vi phạm hành chính  quy định mở rộng hơn: "Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác".

Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng quy định cụ thể hơn về trường hợp: cá nhân, tổ chức nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm hành chính trong phạm vi vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác); công dân, tổ chức Việt Nam vi phạm pháp luật hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật.

Bên cạnh đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính vẫn kế thừa quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính  về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là tổ chức (điểm b khoản 1 Điều 5).

Về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính và thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính: Luật XLVPHC có bổ sung quan trọng về cách xác định thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến, Luât nhấn mạnh thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Đây là thay đổi cơ bản so với Pháp lệnh XLVPHC. Luật quy định chỉ tính lại thời hiệu trong trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

          Về cơ bản, thời hiệu áp dụng các biện pháp này được giữ nguyên như Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Điểm mới cơ bản là thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy được rút ngắn hơn so với Pháp lệnh XLVPHC, từ 06 tháng xuống 03 tháng .  

Luật Xử lý vi phạm hành chính  quy định thời hạn được coi là chưa bị  xử lý  hành chính theo hướng rút ngắn hơn so với quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính  đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính; đối với cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Về cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính: Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp tại một số điều của Luật quy định là ngày làm việc. Đây là điểm mới so với cách tính trước đây, thời gian tính theo ngày không được hiểu chung là ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ. Chỉ khi Luật quy định "ngày làm việc" thì khoảng thời gian đó mới được tính là ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.

Vê tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ: Đây là các tình tiết mà người có thẩm quyền xử phạt cần đánh giá, xem xét để quyết định hình thức, mức xử phạt cho phù hợp để đảm bảo nguyên tắc công bằng trong xử phạt vi phạm hành chính, làm căn cứ ban hành quyết định xử phạt phù hợp với nhân thân người vi phạm, bảo đảm việc xử phạt phù hợp với tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; đồng thời khuyến khích người vi phạm thành thật khai báo... để được áp dụng hình thức, mức phạt nhẹ hơn mức phạt thông thường, ngược lại phạt nặng đối với đối tượng vi phạm nhiều lần, tái phạm, thậm chí vi phạm với quy mô lớn, có tổ chức, có tính chất côn đồ, vi phạm đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai hoặc lăng mạ, phỉ báng người thi hành công vụ, sau khi vi phạm đã cố tình che giấu hành vi vi phạm, gây khó khăn cho cơ quan, người có thẩm quyền trong việc xác minh vụ việc.

Khác với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính , Luật Xử lý vi phạm hành chính  đã có bổ sung quan trọng trong việc xác định nguyên tắc áp dụng các tình tiết tăng nặng để làm cơ sở xem xét xử phạt vi phạm hành chính, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực, đó là những tình tiết đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng để tránh sự lúng túng của người có thẩm quyền trong quá trình áp dụng pháp luật (khoản 2 Điều 10).

Về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính : Nhằm bảo đảm áp dụng thống nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định bổ sung một điều về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các vi phạm trong tình thế cấp thiết; do phòng vệ chính đáng; do sự kiện bất ngờ; do sự kiện bất khả kháng hoặc đối tượng thực hiện hành vi vi phạm không có năng lực trách nhiệm hành chính hay do chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.

Về những hành vi bị nghiêm cấm: Có thể nói, đây là quy định mới, tiến bộ của Luật Xử lý vi phạm hành chính  mà Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính chưa đề cập tới. Để hạn chế tối đa việc vi phạm pháp luật, lạm quyền của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ, Luật cũng quy định bổ sung một điều về các hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý vi phạm hành chính bao gồm 12 khoản, trong đó 11 khoản quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính  (Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Từ khi Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực, Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành đã ban hành các văn bản hướng dẫn như sau:

Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;

Nghị định 20/2016/NĐ-CP quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;

Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính;

Thông tư 149/2014/TT-BTC về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Bài tuyên truyền: Những nội dung cơ bản của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Đăng lúc: 27/03/2024 14:19:39 (GMT+7)

 Những nội dung cơ bản của Luật xử lý vi phạm hành chính
năm 2012

 

Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 13/2012/L-CTN ngày 02 tháng 7 năm 2012. Luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm có 06 Phần, 12 Chương, 142 Điều.

Xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính nói riêng là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước. Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm.

Được ban hành đầu tiên vào năm 1989, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã từng bước được hoàn thiện góp phần quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các vi phạm hành chính ở nước ta, bảo đảm trật tự quản lý nhà nước, an toàn xã hội để phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thực hiện, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nên sự ra đời của Luật Xử lý vi phạm hành chính là cần thiết.

Do đó tại kỳ họp thứ 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 13/2012/L-CTN ngày 02 tháng 7 năm 2012. Luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Luật Xử lý vi phạm hành chính được ban hành với mục tiêu nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ; góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương quản lý hành chính, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với vi phạm hành chính, tội phạm trong thời kỳ mới; khắc phục tối đa tình trạng thiếu thống nhất và chồng chéo trong hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong các điều ước quốc tế; đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn phát triển mới.

Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm có 06 Phần, 12 Chương, 142 Điều với bố cục:

Phần thứ nhất: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 20);

Phần thứ hai: Xử phạt vi phạm hành chính (gồm 03 chương, 68 điều, từ Điều 21 đến Điều 88);

Phần thứ ba: Các biện pháp xử lý hành chính (gồm 05 chương, 30 điều từ Điều 89 đến Điều 118);

Phần thứ tư: Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính (gồm 2 chương, 14 điều từ Điều 119 đến Điều 132);

Phần thứ năm: Những quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính (gồm 2 chương, 8 điều từ Điều 133 đến Điều 140)

Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành (gồm 2 điều Điều 141 và Điều 142)

Luật Xử lý vi phạm hành chính có những nội dung cơ bản cần lưu ý như sau:

 Về một số nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính : Qua thực tế thi hành pháp luật về Xử lý vi phạm hành chính , các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được khẳng định là cần thiết và đúng đắn, do đó được tiếp tục quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính . Bên cạnh đó, một số nguyên tắc mới được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính  như: nguyên tắc bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, tôn trọng quyền giải trình của cá nhân, tổ chức; nguyên tắc người có thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm bằng việc áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ việc một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính…..Để phân định mức phạt tiền giữa cá nhân và tổ chức vi phạm, phù hợp với tính chất vi phạm, một trong những nguyên tắc mới được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính   là "đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân". 

Việc bổ sung những nguyên tắc này là rất cần thiết để khắc phục thực trạng cơ quan hành chính ban hành quyết định xử phạt mang tính đơn phương, áp đặt ý chí chủ quan của người có thẩm quyền xử phạt.

Về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính: Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính  năm

2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) cũng như Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính được thực hiện do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra. Người chưa đủ 14 tuổi vi phạm hành chính sẽ được nhắc nhở, giáo dục tại gia đình, có nghĩa là họ không bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Đối với các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, Luật Xử lý vi phạm hành chính  quy định mở rộng hơn: "Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác".

Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng quy định cụ thể hơn về trường hợp: cá nhân, tổ chức nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm hành chính trong phạm vi vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác); công dân, tổ chức Việt Nam vi phạm pháp luật hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật.

Bên cạnh đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính vẫn kế thừa quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính  về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là tổ chức (điểm b khoản 1 Điều 5).

Về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính và thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính: Luật XLVPHC có bổ sung quan trọng về cách xác định thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến, Luât nhấn mạnh thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Đây là thay đổi cơ bản so với Pháp lệnh XLVPHC. Luật quy định chỉ tính lại thời hiệu trong trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

          Về cơ bản, thời hiệu áp dụng các biện pháp này được giữ nguyên như Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Điểm mới cơ bản là thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy được rút ngắn hơn so với Pháp lệnh XLVPHC, từ 06 tháng xuống 03 tháng .  

Luật Xử lý vi phạm hành chính  quy định thời hạn được coi là chưa bị  xử lý  hành chính theo hướng rút ngắn hơn so với quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính  đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính; đối với cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Về cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính: Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp tại một số điều của Luật quy định là ngày làm việc. Đây là điểm mới so với cách tính trước đây, thời gian tính theo ngày không được hiểu chung là ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ. Chỉ khi Luật quy định "ngày làm việc" thì khoảng thời gian đó mới được tính là ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.

Vê tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ: Đây là các tình tiết mà người có thẩm quyền xử phạt cần đánh giá, xem xét để quyết định hình thức, mức xử phạt cho phù hợp để đảm bảo nguyên tắc công bằng trong xử phạt vi phạm hành chính, làm căn cứ ban hành quyết định xử phạt phù hợp với nhân thân người vi phạm, bảo đảm việc xử phạt phù hợp với tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; đồng thời khuyến khích người vi phạm thành thật khai báo... để được áp dụng hình thức, mức phạt nhẹ hơn mức phạt thông thường, ngược lại phạt nặng đối với đối tượng vi phạm nhiều lần, tái phạm, thậm chí vi phạm với quy mô lớn, có tổ chức, có tính chất côn đồ, vi phạm đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai hoặc lăng mạ, phỉ báng người thi hành công vụ, sau khi vi phạm đã cố tình che giấu hành vi vi phạm, gây khó khăn cho cơ quan, người có thẩm quyền trong việc xác minh vụ việc.

Khác với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính , Luật Xử lý vi phạm hành chính  đã có bổ sung quan trọng trong việc xác định nguyên tắc áp dụng các tình tiết tăng nặng để làm cơ sở xem xét xử phạt vi phạm hành chính, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực, đó là những tình tiết đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng để tránh sự lúng túng của người có thẩm quyền trong quá trình áp dụng pháp luật (khoản 2 Điều 10).

Về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính : Nhằm bảo đảm áp dụng thống nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định bổ sung một điều về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các vi phạm trong tình thế cấp thiết; do phòng vệ chính đáng; do sự kiện bất ngờ; do sự kiện bất khả kháng hoặc đối tượng thực hiện hành vi vi phạm không có năng lực trách nhiệm hành chính hay do chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.

Về những hành vi bị nghiêm cấm: Có thể nói, đây là quy định mới, tiến bộ của Luật Xử lý vi phạm hành chính  mà Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính chưa đề cập tới. Để hạn chế tối đa việc vi phạm pháp luật, lạm quyền của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ, Luật cũng quy định bổ sung một điều về các hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý vi phạm hành chính bao gồm 12 khoản, trong đó 11 khoản quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính  (Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Từ khi Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực, Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành đã ban hành các văn bản hướng dẫn như sau:

Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;

Nghị định 20/2016/NĐ-CP quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;

Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính;

Thông tư 149/2014/TT-BTC về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

công khai TTHC